OPEN
Làm việc từ 08:00 - 18:00 từ Thứ Hai đến Chủ Nhật (Không trừ những ngày lễ, Tết)
 
0984.120.295

ĐÁNH GIÁ TƯ THẾ LAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP OWAS
Hiện nay phương pháp phổ biến dùng để đánh giá tư thế lao động một cách hiệu quả nhất là phương pháp OWAS. Đánh giá tư thế lao động theo OWAS nhằm mục tiêu đánh giá tư thế đó có thuộc loại cấp bách cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh ngay không.

          Trong quá trình sản xuất tại các cơ sở tuỳ thuộc vào loại hình và quy mô sẽ phát sinh các yếu tố có hại tác động đến người lao động. Trong đó, tư thế lao động là yếu tố không được nhiều người lao động quan tâm nhưng trên thực tế sự tác động này thường diễn ra từ từ, kéo dài dẫn đến hậu quả là các bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ người lao động các doanh nghiệp đã thực hiện đánh giá và ứng dụng một số giải pháp cải thiện điều kiện lao động một cách hiệu quả.

Hiện nay phương pháp phổ biến dùng để đánh giá tư thế lao động một cách hiệu quả nhất là phương pháp OWAS. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này ta phải hiểu được khái niệm về Tư thế lao động và Cách đánh giá cũng như mục đích đánh giá tư thế lao động. 

“Tư thế lao động” chỉ mối liên quan qua lại của các đoạn cơ thể với nhau (không phụ thuộc vào hướng của cơ thể trong không gian và tương quan của cơ thể với chân đế) khi thực hiện các thao tác lao động.

Tư thế lao động cơ bản là tư thế lao động chính của người công nhân khi thực hiện hoạt động lao động. Có hai tư thế phổ biến nhất trong lao động là tư thế lao động đứng và tư thế lao động ngồi. Ngoài ra, còn có một số tư thế lao động hãn hữu khác như quỳ, nằm, bò, ngồi xổm, kiễng chân…

          Trong thực tế, có nhiều loại lao động có tư thế khá hợp lý về phương diện nhân trắc cơ sinh nhưng người lao động vẫn luôn phàn nàn về cảm giác đau mỏi cơ do các cơ tham gia vào duy trì tư thế phải chịu gánh nặng vận cơ tĩnh trong thời gian dài, đặc biệt ở những công việc không có khả năng thay đổi tư thế trong quá trình lao động. Để dễ phân biệt, các chuyên gia trong lĩnh vực này đã chia làm hai loại:

 - Tư thế lao động bất hợp lý: là tư thế không đảm bảo cho cột sống có độ cong tự nhiên (như phải vươn người, vẹo trái, vẹo phải, cúi, ngửa đầu…), các góc nằm trong các đoạn cơ thể không nằm trong giới hạn cho phép về mặt cơ sinh.

     - Tư thế lao động gò bó: là tư thế tương đối phù hợp với các đặc điểm nhân trắc - cơ sinh nhưng người lao động phải duy trì ở một tư thế trong thời gian dài.

Đánh giá tư thế lao động nhằm mục đích phát hiện sớm các tư thế làm việc chưa hợp lý, từ đó, đưa ra những giải pháp thích hợp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, góp phần tăng năng suất lao động.

Để phát hiện nhanh các tư thế bất hợp lý trong lao động, người ta có thể đánh giá ước lượng tư thế lao động bằng hệ thống phân tích tư thế Ovako của Thụy Điển: phương pháp OWAS (Ovako Working Posture Analysis System).  Đánh giá tư thế lao động theo OWAS nhằm mục tiêu đánh giá tư thế đó có thuộc loại cấp bách cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh ngay không.

Có 2 cách đánh giá:

- Phương pháp thứ nhất: Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS không tính đến trọng lượng vật cầm. Ở phương pháp này đánh giá theo cách tư thế của thân, tư thế 2 tay, tư thế hai chân trông quá trình lao động.

Các bước tiến hành đánh giá tư thế lao động:

Bước 1: Khảo sát các vị trí lao động, xác định các tư thế lao động cơ bản. Để xác định tư thế lao động cơ bản, tiến hành quan sát và bấm thời gian hoạt động lao động tại các vị trí lao động.

Bước 2: Chụp ảnh và quan sát tất cả các tư thế lao động cơ bản.Khi chụp ảnh tư thế lao động, cần lưu ý chụp ảnh công nhân đang làm việc theo mặt trước và mặt cắt bên.

Bước 3: Trên ảnh chụp tư thế, dựa trên các móc cơ thể, kẻ các đường tạo nên góc.

- Phương pháp thứ hai: Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS có tính đến trọng lượng vật cầm. Ở tư thế này đánh giá theo các tư thế thân, tư thế 2 tay, tư thế 2 chân và trọng lượng vật cầm nắm, giữ và thao tác trong quá trình lao động.

Các bước tiến hành đánh giá tư thế lao động:

Bước 1: Khảo sát các vị trí lao động, xác định các tư thế lao động cơ bản. Để xác định tư thế lao động cơ bản, tiến hành quan sát và bấm thời gian hoạt động lao động tại các vị trí lao động. (giống như phương pháp 1)

Bước 2: Xác định từng trường hợp của tư thế lưng, chân, tay và trọng lượng của vận nặng cầm nắm, giữ và thao tác.

Tư thế làm việc của người lao động có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và chính bản thân người lao động. Trên đây, đã đưa ra một số khái niệm liên quan đến tư thế lao động. Trên cơ sở đó đã phân loại tư thế làm việc theo theo yêu cầu sản xuất và theo tư thế làm việc chính đối với máy, thiết bị đồng thời cũng đưa ra các nguy cơ rủi ro đến tư thế làm việc và biện pháp phòng tránh. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp về kỹ thuật, quản lý hành chính, biện pháp y tế và biện pháp kiểm tra đánh giá.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tư thế làm việc có thể kể đến 3 nhóm chính gồm: công việc, cá nhân và tổ chức. Vai trò của Ecgônômi trong cải thiện tư thế làm việc được thể hiện rõ ở nhiều khía cạnh như tăng năng suất lao động, giảm chi phí rủi ro, tăng lợi nhuận doanh nghiệp, cải thiện văn hóa an toàn ở doanh nghiệp và cải thiện chất lượng lao động. Từ đó đảm bảo cho người lao động có một cuộc sống thoải mái đặc biệt khi về già không mắc các bệnh mạn tính liên quan đến cơ xương. Điều này đã được chứng minh qua thực tiễn của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự cải tiến Ecgônômi đối với tư thế làm việc thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Trong quá trình sản xuất tại các cơ sở tuỳ thuộc vào loại hình và quy mô sẽ phát sinh các yếu tố có hại tác động đến người lao động. Trong đó, tư thế lao động là yếu tố không được nhiều người lao động quan tâm nhưng trên thực tế sự tác động này thường diễn ra từ từ, kéo dài dẫn đến hậu quả là các bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ người lao động các doanh nghiệp đã thực hiện đánh giá và ứng dụng một số giải pháp cải thiện điều kiện lao động một cách hiệu quả.

Hiện nay phương pháp phổ biến dùng để đánh giá tư thế lao động một cách hiệu quả nhất là phương pháp OWAS. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này ta phải hiểu được khái niệm về Tư thế lao động và Cách đánh giá cũng như mục đích đánh giá tư thế lao động. 

“Tư thế lao động” chỉ mối liên quan qua lại của các đoạn cơ thể với nhau (không phụ thuộc vào hướng của cơ thể trong không gian và tương quan của cơ thể với chân đế) khi thực hiện các thao tác lao động.

Tư thế lao động cơ bản là tư thế lao động chính của người công nhân khi thực hiện hoạt động lao động. Có hai tư thế phổ biến nhất trong lao động là tư thế lao động đứng và tư thế lao động ngồi. Ngoài ra, còn có một số tư thế lao động hãn hữu khác như quỳ, nằm, bò, ngồi xổm, kiễng chân…

          Trong thực tế, có nhiều loại lao động có tư thế khá hợp lý về phương diện nhân trắc cơ sinh nhưng người lao động vẫn luôn phàn nàn về cảm giác đau mỏi cơ do các cơ tham gia vào duy trì tư thế phải chịu gánh nặng vận cơ tĩnh trong thời gian dài, đặc biệt ở những công việc không có khả năng thay đổi tư thế trong quá trình lao động. Để dễ phân biệt, các chuyên gia trong lĩnh vực này đã chia làm hai loại:

 - Tư thế lao động bất hợp lý: là tư thế không đảm bảo cho cột sống có độ cong tự nhiên (như phải vuơn người, vẹo trái, vẹo phải, cúi, ngửa đầu…), các góc nằm trong các đoạn cơ thể không nằm trong giới hạn cho phép về mặt cơ sinh.

     - Tư thế lao động gò bó: là tư thế tương đối phù hợp với các đặc điểm nhân trắc - cơ sinh nhưng người lao động phải duy trì ở một tư thế trong thời gian dài.

Đánh giá tư thế lao động nhằm mục đích phát hiện sớm các tư thế làm việc chưa hợp lý, từ đó, đưa ra những giải pháp thích hợp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, góp phần tăng năng suất lao động.

Để phát hiện nhanh các tư thế bất hợp lý trong lao động, người ta có thể đánh giá ước lượng tư thế lao động bằng hệ thống phân tích tư thế Ovako của Thụy Điển: phương pháp OWAS (Ovako Working Posture Analysis System).  Đánh giá tư thế lao động theo OWAS nhằm mục tiêu đánh giá tư thế đó có thuộc loại cấp bách cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh ngay không.

Có 2 cách đánh giá:

- Phương pháp thứ nhất: Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS không tính đến trọng lượng vật cầm. Ở phương pháp này đánh giá theo cách tư thế của thân, tư thế 2 tay, tư thế hai chân trông quá trình lao động.

Các bước tiến hành đánh giá tư thế lao động:

Bước 1: Khảo sát các vị trí lao động, xác định các tư thế lao động cơ bản. Để xác định tư thế lao động cơ bản, tiến hành quan sát và bấm thời gian hoạt động lao động tại các vị trí lao động.

Bước 2: Chụp ảnh và quan sát tất cả các tư thế lao động cơ bản.Khi chụp ảnh tư thế lao động, cần lưu ý chụp ảnh công nhân đang làm việc theo mặt trước và mặt cắt bên.

Bước 3: Trên ảnh chụp tư thế, dựa trên các móc cơ thể, kẻ các đường tạo nên góc.

- Phương pháp thứ hai: Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS có tính đến trọng lượng vật cầm. Ở tư thế này đánh giá theo các tư thế thân, tư thế 2 tay, tư thế 2 chân và trọng lượng vật cầm nắm, giữ và thao tác trong quá trình lao động.

Các bước tiến hành đánh giá tư thế lao động:

Bước 1: Khảo sát các vị trí lao động, xác định các tư thế lao động cơ bản. Để xác định tư thế lao động cơ bản, tiến hành quan sát và bấm thời gian hoạt động lao động tại các vị trí lao động. (giống như phương pháp 1)

Bước 2: Xác định từng trường hợp của tư thế lưng, chân, tay và trọng lượng của vận nặng cầm nắm, giữ và thao tác.

Tư thế làm việc của người lao động có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và chính bản thân người lao động. Trên đây, đã đưa ra phương pháp đánh giá theo OWAS . Trên cơ sở đó đã đánh giá tư thế đó có thuộc loại cấp bách cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh ngay không. Để từ đó có hướng giải quyết hợp lý, giảm căng thẳng mệt mỏi, góp phần nâng cao năng suất lao động.

 

ĐĂNG KÝ ƯU ĐÃI