OPEN
Làm việc từ 08:00 - 18:00 từ Thứ Hai đến Chủ Nhật (Không trừ những ngày lễ, Tết)
 
0984.120.295

ĐÁNH GIÁ TƯ THẾ LAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP REBA
Hiện nay phương pháp phổ biến dùng để đánh giá tư thế lao động đối với các công việc thường xuyên thay đổi tư thế lao động như trong ngành y tế, công nghiệp, dịch vụ một cách hiệu quả nhất là phương pháp REBA. Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp REBA nhằm mục tiêu đánh giá tư thế đó có thuộc loại cấp bách cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh ngay không.

Trong quá trình làm việc tại sẽ phát sinh các yếu tố có hại tác động đến người lao động. Trong đó, tư thế lao động là yếu tố không được nhiều người lao động quan tâm nhưng trên thực tế sự tác động này thường diễn ra từ từ, kéo dài dẫn đến hậu quả là các bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ người lao động các doanh nghiệp đã thực hiện đánh giá và ứng dụng một số giải pháp cải thiện điều kiện lao động một cách hiệu quả.

Hiện nay phương pháp phổ biến dùng để đánh giá tư thế lao động đối với các công việc thường xuyên thay đổi tư thế lao động như trong ngành y tế, công nghiệp, dịch vụ một cách hiệu quả nhất là phương pháp REBA. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này ta phải hiểu được khái niệm về Tư thế lao động và Cách đánh giá cũng như mục đích đánh giá tư thế lao động. 

“Tư thế lao động” chỉ mối liên quan qua lại của các đoạn cơ thể với nhau (không phụ thuộc vào hướng của cơ thể trong không gian và tương quan của cơ thể với chân đế) khi thực hiện các thao tác lao động.

Tư thế lao động cơ bản là tư thế lao động chính của người công nhân khi thực hiện hoạt động lao động. Có hai tư thế phổ biến nhất trong lao động là tư thế lao động đứng và tư thế lao động ngồi. Ngoài ra, còn có một số tư thế lao động hãn hữu khác như quỳ, nằm, bò, ngồi xổm, kiễng chân…

          Trong thực tế, có nhiều loại lao động có tư thế khá hợp lý về phương diện nhân trắc cơ sinh nhưng người lao động vẫn luôn phàn nàn về cảm giác đau mỏi cơ do các cơ tham gia vào duy trì tư thế phải chịu gánh nặng vận cơ tĩnh trong thời gian dài, đặc biệt ở những công việc không có khả năng thay đổi tư thế trong quá trình lao động. Để dễ phân biệt, các chuyên gia trong lĩnh vực này đã chia làm hai loại:

 - Tư thế lao động bất hợp lý: là tư thế không đảm bảo cho cột sống có độ cong tự nhiên (như phải vươn người, vẹo trái, vẹo phải, cúi, ngửa đầu…), các góc nằm trong các đoạn cơ thể không nằm trong giới hạn cho phép về mặt cơ sinh.

     - Tư thế lao động gò bó: là tư thế tương đối phù hợp với các đặc điểm nhân trắc - cơ sinh nhưng người lao động phải duy trì ở một tư thế trong thời gian dài.

Đánh giá tư thế lao động nhằm mục đích phát hiện sớm các tư thế làm việc chưa hợp lý, từ đó, đưa ra những giải pháp thích hợp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, góp phần tăng năng suất lao động.

Để phát hiện nhanh các tư thế bất hợp lý trong lao động, đặc biệt là đối với các công việc thường xuyên thay đổi tư thế lao động như trong ngành y tế, công nghiệp, dịch vụ. Phương pháp Reba sử dụng để đánh giá nhanh những rối loạn cơ xương liên quan đến tư thế lao động của toàn bộ cơ thể, tập trung đánh giá gánh nặng lao động bằng cách đánh giá tư thế, lực, khoảng cách, hành động, sự lặp lại và các yếu tố kết hợp.

Các bước tiến hành:

Xác định tư thế cần đánh giá:

  • Phỏng vấn đối tượng để hiểu về yêu cầu và nhiệm vụ công việc của NLĐ
  • Quan sát các chuyển động và tư thế của họ trong một vài chu trình làm việc
  • Lựa chọn tư thế để đánh giá theo tiêu chuẩn
    • Tư thế và nhiệm vụ công việc khó nhất, phức tạp nhất
    • Tư thế diễn ra trong thời gian dài nhất hoặc yêu cầu lực nhiều nhất

Bước 1. Xác định vị trí cổ

Bước 9: Xác định vị trí cổ tay

Bước 2. Xác định vị trí thân

Bước 10. Tính điểm tư thế bảng B

Bước 3. Xác định tư thế chân

Bước 11. Điểm kết hợp

Bước 4. Tính điểm tư thế A

Bước 12. Xác định điểm b. Tìm hàng ở bảng C

Bước 5. Thêm điểm lực/trọng tải

Bước 13. Xác định điểm bảng C

Bước 6. Xác định điểm A. Tìm hàng ở bảng C

Bước 14. Xác định điểm hành động

Bước 7. Xác định vị trí cánh tay

Bước 15. Xác định điểm Rula cuối cùng

Bước 8. Xác định vị trí cẳng tay

 

 

Đánh giá kết quả

Dựa trên điểm Reba cuối cùng, đánh giá mức độ nguy cơ và định hướng biện pháp điều chỉnh:

  • 1: Không có nguy cơ, không cần hành động gì.
  • 2-3 điểm: Nguy cơ thấp, có thể cần phải thay đổi.
  • 4-7 điểm: Nguy cơ trung bình, đánh giá thêm và cần thay đổi sớm.
  • 8-10 điểm: Nguy cơ cao, phải đánh giá và thay đổi.
  • 11+ điểm: Nguy cơ rất cao, thay đổi phải thực hiện ngay.

Tư thế làm việc của người lao động có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và chính bản thân người lao động. Trên đây, đã đưa ra phương pháp đánh giá theo REBA . Trên cơ sở đó đã đánh giá tư thế đó có thuộc loại cấp bách cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh ngay không. Để từ đó có hướng giải quyết hợp lý, giảm căng thẳng mệt mỏi, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Đơn vị nào đánh giá Kỹ thuật đánh giá tư thế lao động theo phương pháp Reba? 

Công ty TNHH Y tế môi trường Hàn Giang là đơn vị tiên phong tại khu vực miền Trung trong dịch vụ Quan trắc môi trường lao động và Phân loại điều kiện lao động. Công ty đã được Sở Y tế Thành phố Đà Nẵng công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trong đó có đánh giá Kỹ thuật đánh giá tư thế lao động theo phương pháp Reba.

ĐĂNG KÝ ƯU ĐÃI