OPEN
Làm việc từ 08:00 - 18:00 từ Thứ Hai đến Chủ Nhật (Không trừ những ngày lễ, Tết)
 
0984.120.295

DỊCH VỤ
Phân loại điều kiện lao động theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH bắt đầu có hiệu lực vào ngày 15/04/2022 và áp dụng cho các đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Từ đó, thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Trong các hình thức lao động thì lao động thể lực là hình thức lâu đời nhất và vẫn tiếp tục tồn tại trong các công việc, nghề nghiệp cho đến ngày nay. Lao động thể lực là dạng lao động mà sức lao động chuyển qua công cụ lao động chuyển qua công cụ lao động gây biến đổi đối tượng lao động.
Vị trí lao động là không gian được trang bị các phương tiện cần thiết (máy móc, thiết bị, phương tiện thông tin, các bộ phận điều khiển, bàn ghế,...) để một người hoặc một nhóm người thực hiện các thao tác làm việc của mình. Vị trí lao động tác động rất lớn đến quá trình làm việc của người lao động. Vì vậy, cần phải đo đạc, đánh giá một cách hiệu quả và chính xác để tạo môi trường làm việc thoải mái cho người lao động.
Tư thế lao động tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động. Chính vì vậy, việc đánh giá tư thế lao động nhằm phát hiện những tư thế sai lệch, ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó, đưa ra các giải pháp điều chỉnh thích hợp, tạo tư thế làm việc thoải mái, giảm căng thẳng mệt mỏi, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Xã hội ngày càng phát triển, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng cao, các ngành nghề mang tính chất tự động hóa cao, các dạng lao động trí óc  cũng ngày càng phát triển. Do đó, người lao động phải chịu những tác động của gánh nặng trí óc (căng thẳng thần kinh tâm lý) ngày càng nhiều.
Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi là khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa con người và môi trường lao động. Điều này cho thấy Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi là khoa học liên ngành, nghiên cứu về người lao động trên phương diện nhân trắc học, sinh lý học, tâm lý học trong môi trường lao động với mục tiêu tối ưu hóa sức khỏe, an toàn và hiệu quả.
Năng lượng là nhiên liệu cần thiết cho cơ thể sống, giúp tăng trưởng, phát triển và thực hiện các hoạt động thường ngày. Các chất sinh ra năng lượng sẽ tham gia vào chu trình chuyển hóa bên trong cơ thể tạo nên các chất chuyển hóa cùng các dạng dự trữ năng lượng khác nhau. Kilocalories hoặc joule là đơn vị được dùng để đo mức độ tiêu hao năng lượng của cơ thể.
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động đo đạc, lấy mẫu, phân tích, kiểm tra, đánh giá các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường lao động. Từ đó, đưa ra các giải pháp hợp lý, ứng phó kịp thời đối với các chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, góp phần tạo môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động, giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đồng thời thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.
Như chúng ta đã biết, ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp lớn thì công ty đã có riêng bộ phận HSE để thực hiện việc tìm hiểu các thông tin, tài liệu, văn bản liên quan đến các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường các công việc này là do bộ phận hành chính kiêm nhiệm nên việc tìm hiểu các thông tin, văn bản, tài liệu liên quan gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, không ít doanh nghiệp đã nhầm lẫn giữa Quan trắc môi trường lao động và Quan trắc môi trường định kỳ. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn này, Hàn Giang sẽ đưa ra những nội dung mấu chốt giúp các bạn phân biệt Quan trắc môi trường lao động và Quan trắc môi trường định kỳ.
Tia tử ngoại hay còn được gọi là tia cực tím, tia UV (từ tiếng Anh Ultraviolet), là bức xạ điện từ có bước sóng 10 nm – 380 nm, gồm 3 loại chính: UVA, UVB, UVC. Tiếp xúc với tia tử ngoại có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như: ung thư da (u ác tính, ung thư da tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy), lão hóa da sớm, đục thủy tinh thể và các tổn thương mắt, suy giảm hệ miễn dịch.
Các chất phóng xạ rất khó nhận biết, ngay cả liều gây chết người mà máy đo cũng không phải lúc nào cũng phát hiện được. Hiện nay người ta đã biết khoảng 50 nguyên tố phóng tự nhiên và hơn 1.000 đồng vị phóng xạ nhân tạo được đưa vào sử dụng. Các tia phóng xạ có khả năng đâm xuyên qua vật chất và gây hiện tượng ion hoá nên gọi là bức xạ ion hóa. Tác hại của phóng xạ đối với con người là vô cùng nguy hiểm.

ĐĂNG KÝ ƯU ĐÃI