OPEN
Làm việc từ 08:00 - 18:00 từ Thứ Hai đến Chủ Nhật (Không trừ những ngày lễ, Tết)
 
0984.120.295

LẬP HỒ SƠ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THEO NGHỊ ĐỊNH 39/2016/NĐ-CP
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đồng thời thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.

 

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là gì?

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đồng thời thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.

Đối tượng thực hiện vệ sinh môi trường lao động

Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, nhà xưởng... có quản lý và sử dụng lực lượng lao động mà chưa đăng ký hồ sơ vệ sinh lao động.

Vai trò của hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

  • Là hồ sơ giúp quản lý tốt các yếu tố độc hại trong môi trường lao động hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động.
  • Là hồ sơ đề xuất biện pháp cải thiện điều kiện lao động, ngăn chặn bệnh nghề nghiệp, tai nạn cũng như giúp nâng cao khả năng làm việc của người lao động.
  • Là hồ sơ giúp doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với quy định của pháp luật.
  • Là hồ sơ giúp doanh nghiệp phát hiện sớm những bất lợi, những thành phần độc hại, khí thải, bụi để đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

https://ytemoitruong.com/uploads/Images/Chi-nhanh(1).jpg

Căn cứ pháp lý lập hồ sơ bảo vệ môi trường lao động

         - Căn cứ Luật An toàn, bảo vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày   25 tháng 6 năm 2015.

         -  Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

         -  Căn cứ Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ y tế Nghị định   28/2020/NĐ-CP

 

Tần suất đo và lập báo cáo

  • Doanh nghiệp định kỳ 1 năm/lần phải thu thập và tổng hợp báo cáo về công tác an toàn vệ sinh lao động và đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Hồ sơ sau khi hoàn thiện thì nộp trước ngày 5 tháng 7 hằng năm (báo cáo 6 tháng đầu năm), trước ngày 10/01 của năm tiếp theo với báo cáo năm.

Quy trình thực hiện lập hồ sơ bảo vệ môi trường lao động

  • Khảo sát tình hình hoạt động, quy mô sản xuất và tình trạng môi trường tại cơ sở.
  • Thống kê máy móc, trang thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
  • Thống kê lượng lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.
  • Xác định, đưa ra biện pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của dự án.
  • Phân tích mẫu khí xung quanh trong và ngoài khu vực sản xuất, mẫu khí thải tại nguồn.
  • Trình nộp hồ sơ vệ sinh lao động lên cơ quan chức năng phê duyệt.

Trường hợp lập lại hồ sơ môi trường

Theo Khoản 4, điều 35 nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định: Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:

a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;

b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;

c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

 

 

ĐĂNG KÝ ƯU ĐÃI